<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=784627104943804&ev=PageView&noscript=1" /> QUẦN TẤT - SỨC MẠNH CỦA SỰ MONG MANH.
Tư vấn bán hàng từ 8h00 - 20h00 | Giao hàng toàn quốc
Hotline : 0983 220 975

QUẦN TẤT - SỨC MẠNH CỦA SỰ MONG MANH.

Quần tất – sức mạnh của sự mong manh
Chỉ mới ra đời được hơn một nửa thế kỷ, nhưng tất giấy đã tạo ra một cuộc cách mạng mạnh mẽ trong lĩnh vực thời trang và trở thành người bạn đồng hành hoàn hảo trong của người phụ nữ.
Đi tìm cội nguồn của quần tất các bạn nhé:
 
 
Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, quần tất – tất giấy được gọi chung là pentyhose, là sự kết hợp đầy ý nhị giữa từ panties (quần lót) và từ hosiery (dệt kim), ý chỉ những chiếc quần dệt kim mỏng có cạp cao, bên trên cả nội y và kéo thẳng từ eo xuống bàn chân.  Trong khi đó, tights thường được dùng để chỉ các loại quần tất được làm từ những chất liệu dày khác, như nỉ, len hay da.
Vào những năm 20 của thế kỷ 20, những chiếc váy dần được cắt ngắn, từ mắt cá chân, rồi lên đến ngang bắp chân, và đến dưới đầu gối. Tuy nhiên, phái đẹp vẫn chưa đủ tự tin để lộ ra đôi chân trần và vẫn phải sự trợ giúp của những đôi tất có chất liệu dày, thường được làm từ lụa hoặc sợi tổng hợp. Những đôi tất dạng này đóng vai trò để che chân chứ không có tác dụng làm đẹp. Khoảng 20 năm sau đó, tất bắt đầu được làm từ sợi nylon, bền hơn, mỏng hơn, nhưng chưa đạt được đến độ trong suốt như ngày nay, và vẫn dừng lại ở dạng những chiếc tất dài lên đến đùi. Để giúp cho những đôi tất này không bị tụt xuống, các nhà thiết kế dùng một số khuy cài đặc biệt, nối tất dài vào nội y.
Năm 1953, Allen Gant đưa ra một mẫu quảng cáo về những chiếc quần tất được gọi là “panti –legs”, nhưng những sản phẩm này chỉ được đưa ra thị trường vào năm 1959. Cũng trong khoảng thời gian này, nhà thiết kế Ernest G. Rice đã tự mình thiết kế ra chiếc quần tất (có chất liệu và kiểu dáng tương tự quần tất ngày nay). Hai sản phẩm tương tự như nhau, được thiết kế bởi hai người khác nhau, đã dẫn dến nhiều vụ kiện tụng về sau về mặt bản quyền, và chỉ chấm dứt khi Ernest G. Rice qua đời.


Từ khoảng những năm 50 đến đầu 60, dù những chiếc quần tất đã ra đời nhưng do giá thành cao, chất liệu còn chưa được hoàn thiện, dễ gây đến sự oi bức khi sử dụng, nên không nhiều phụ nữ mặn mà với sản phẩm này. Chỉ khi công nghệ dệt may thêm phát triển, chất liệu sợi thun siêu mỏng giúp dệt ra những chiếc quần tất mềm mại, mỏng manh, co giãn, cộng với sự bùng phát của những chiếc váy ngắn, khiến lượng tiêu thụ quần tất trở nên tăng vọt. Vào năm 1970, tại Mỹ, lần đầu tiên, lượng quần tất tiêu thụ vượt mức những loại tất ngắn với chất liệu tương tự, và điều này duy trì cho đến ngày hôm nay – khi những người phụ nữ lựa chọn những chiếc quần tất quanh năm cho hầu hết các loại váy từ ngắn đến dài.

Song hành cùng thế giới thời trang

Sự thịnh hành của những chiếc quần tất gắn liền với các xu thế thời trang diễn ra trên toàn thế giới. Khi phụ nữ còn e ngại với những chiếc váy dài, những chiếc quần tất vì thế cũng không thực sự cần thiết. Khi miniskirt trở thánh hiện tượng thời trang, quần tất trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu. Đôi khi, quần tất cũng bị "thất sủng" khi phụ nữ cho rằng khoe đôi chân trần mới là đẹp, hoặc vào thời điểm những chiếc quần ống rộng, ống côn, quần lửng, quần ngố… “lên ngôi” trở lại.

Quần tất ngày càng da dạng về kiểu cách, mẫu mã

Để giúp doanh thu của những chiếc quần tất được ổn định và có được sự gia tăng nhất định, các nhà sản xuất, thiết kế không ngừng nghĩ ra các kiểu dáng mới để thu hút khách hàng. Quần tất lưới, cạp thấp, có họa tiết và các loại tất màu, ánh kim, quần tất xỏ ngón… đều là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp đôi chân của phái yếu.

Một trong những loại quần tất đặc biệt – là loại quần không đũng, thường được gọi là “quần tất phi giới tính”, có thể dành cho cả 2 phái. Nhiều tín đồ của thời trang truyền thống cho rằng loại quần này có thiết kế quá kỳ cục, nhưng thực tế, sản phẩm này tiện ích hơn so với thiết kế bề ngoài có phần kỳ cục của nó.


Loại quần tất không đũng dành cho cả 2 giới


Dù có phong phú về kiểu cách và chất liệu, nhưng những chiếc quần tất luôn cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn chung. Cạp của quần tất phải có tính đàn hồi cao, phần eo và mông phải được dệt dày hơn phần đùi và chân. Có thể cần phải có cặp mắt tinh tường để nhận ra điều này, nhưng đây là yêu cầu cần có ở những chiếc quần tất đạt chuẩn. Phần che phủ ở phần đũng cũng cần phải có chất liệu dày, đàn hồi và thoáng khí. Trong khi đó, phần chất liệu ở phần đùi và chân luôn là phần mỏng nhất, cần phải được thống nhất từ trên xuống dưới.

Đại đa số các loại quần tất được làm từ nilon hoặc chất liệu tổng hợp có pha thun, giúp quần tất có độ đàn hồi tốt và đạt được độ mỏng như ý muốn.

Độ mỏng và xuyên thấu của quần tất cũng có những quy định riêng và được chia làm 3 cấp độ, với tiêu chuẩn đo lường riêng được gọi là denier – thuật ngữ riêng của ngành dệt may để chỉ độ xuyên thấu của vải. Từ 3 -15 denier là dạng trong suốt, 30 -40 là dạng trong vừa và 100 denier là những chiếc quần tất màu đục.

Quần tất – lợi và hại

Quấn tất lưới làm tăng thêm sự quyến rũ của đôi chân


Quần tất là loại phụ kiện không thể thiếu với phái đẹp, là người bạn đồng hành của những chiếc váy và góp phần làm cho đôi chân trở nên quyến rũ, gợi cảm hơn. Bên cạnh những tác dụng về mặt thời trang, quần tất cũng có những lợi ích nhất định đối với người sử dụng. Ngoài việc giữ ấm đôi chân trong thời tiết lạnh, quần tất giúp chân phái đẹp đỡ bị khô trong điều kiện độ ẩm thấp. Quấn tất giúp giảm độ cọ xát giữa bàn chân và giày, giữa hai đùi, cũng như góp phần bảo vệ đôi chân từ những tác động bên ngoài.

Dù vậy, quần tất cũng có những tác hại riêng đối với sức khỏe của người sử dụng hay phải gánh những điều chê bai. Điều này vẫn tồn tại kể từ khi quần tất siêu mỏng ra đời. Loại quần này giúp đôi chân phái đẹp trở nên quyến rũ hơn, nhưng cũng có không ít lời phê phán về loại thời trang “quý tộc, không cần thiết và phí phạm” này, vì dù người mặc cố giữ gìn đến mấy, chỉ một vết xước nhỏ, chiếc quần tất cũng đã trở thành đồ bỏ - không may vá lại – không sửa chữa và chẳng thể tái sử dụng. Dù chiếc quần tất bán ở chợ với giá hai ba chục nghìn một chiếc, hay những chiếc gắn mác hàng hiệu có giá hàng trăm đến cả triệu, đều có khả năng bị xước, bị rách như nhau khi người mặc vô ý vướng vào một đầu đinh, một góc bàn, hay thậm chí, chỉ là một chiếc móng tay… Nhiều người cho rằng, quần tất dạng da chân hay những loại mỏng tương tự là mặt hàng thời trang “nguy hiểm” và “không có bảo đảm”.

 

Một số lưu ý khi sử dụng quần tất:

1. Cho tất mới mua vào ngăn đá tủ lạnh.
Tất vừa mua về, bạn hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng một ngày rồi mới lấy ra dùng. Như vậy, tất sẽ bền hơn. Tuy nhiên, chỉ nên làm cách này cho tất mới, không có tác dụng với tất dùng rồi, dễ bị dão.
2. Không giặt máy.
Do tất quá mỏng, nên bạn tuyệt đối không giặt bằng máy giặt, thậm chí, khi giặt tay, bạn cũng không nên sử dụng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh mà nên vò nhẹ bằng dầu gội đầu hoặc sữa tắm. 
Sau khi giặt quần tất sạch, hãy ngâm quần tất vào dung dịch nước ấm có pha chút giấm để các sợi tất sẽ dai hơn, bền hơn.

3. Ngâm với với giấm
Bạn có thể cho ít giấm vào nước ấm và ngâm đôi tất đã được giặt sạch, sau khoảng 15 - 20 phút mới đem phơi. Như vậy, các sợi tất sẽ dai hơn.
Với những loại tất xịn và dày dặn, một số người cũng giặt máy nhưng tránh rách bằng cách buộc tròn đôi tất lại và cho vào túi giặt nhỏ dành cho đồ lót, nhưng không để áo chíp cùng trong túi giặt đó vì các móc khóa có thể làm xước đôi tất. Tuy nhiên, an toàn nhất là vẫn giặt tay.

4. Phơi đúng cách.
Nên phơi tất ở những nơi thoáng gió, tránh nắng gắt. Khi phơi, bạn cũng không nên dùng kẹp để tránh xước tất, bên cạnh đó, bạn nên tránh phơi tất giấy cạnh các trang phục có khóa sắt hay những vật sắc cạnh.
5. Xử lý vết rách
Nếu bạn đang dùng tất mà đột nhiên phát hiện ra tất có một vài vết xước nhỏ, bạn đừng mặc kệ nó, bởi chỉ ít giờ sau, những vết xước đó sẽ lan rộng ra. Cách cấp cứu lúc này là chấm một chút sơn móng không màu vào, nó sẽ “vá” lại chỗ rách đồng thời ngăn không cho vết rách lan rộng.
Còn với những đôi tất không rách nhưng xù lên, bề mặt có những túm sợi nhỏ, hãy “làm mới” chúng bằng cách lộn trái để đi. Trông đôi tất lại mượt mà như cũ, nhưng bạn nên đi giày kín mũi để che giấu chuyện bạn đi tất trái.

Một vài lưu ý:
Nếu bạn hay sử dụng tất giấy thì điều đầu tiên bạn phải nhớ là giữ móng tay móng chân không bị xước. Nếu không bạn sẽ rất tốn tiền để mua tất mới.
Móng tay, móng chân là những ‘kẻ thù” ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền đẹp của quần tất, bởi vì ngay cả những đôi tất cực xịn mà gặp phải móng tay hoặc móng chân bị xước thì quần tất của bạn cũng rất dễ bị rách. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên cắt tỉa móng tay, móng chân gọn gàng vừa giúp bảo quản quần tất vừa giúp bàn tay, bàn chân của bạn đẹp hơn nhé.
Ngoài ra, bạn hãy chăm sóc đôi chân của mình bằng cách thường xuyên sử dụng kem dưỡng da. Một công đôi việc, tất không những bền mà da bạn cũng đẹp hơn trong mùa lạnh.

CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!
 




Sản phẩm nổi bật
Facebook
Videos
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây