<img height="1" width="1" style="display:none" src="https://www.facebook.com/tr?id=784627104943804&ev=PageView&noscript=1" /> HỌC NHUỘM VẢI TỪ CÂY LÁ RỪNG
Tư vấn bán hàng từ 8h00 - 20h00 | Giao hàng toàn quốc
Hotline : 0983 220 975

HỌC NHUỘM VẢI TỪ CÂY LÁ RỪNG

Thiên nhiên kỳ diệu lắm, tạo ra đồ ăn thức uống, tạo ra nơi cư trú sinh sống cho muôn loài, cung cấp những điều tuyệt vời đến nhân loại. Một trong số đó, thiên nhiên trao cho ta món quà vô giá từ cây quả để làm vải nhuộm màu quần áo, và bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà, nhuộm màu cho những bộ quần áo đã cũ, đã ngả màu.


Tại Việt Nam, hiện chỉ còn một số ít các dân tộc vùng cao lưu giữ được phương pháp dệt may và nhuộm vải tự nhiên. Nhiều bạn trẻ đã tìm đến đây để học hỏi cách làm thân thiện với môi trường.

Dệt vải và nhuộm vải theo phương pháp của người dân tộc vùng cao hoàn toàn sử dụng các chất liệu, nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Các màu sắc phổ biến như xanh tràm, nâu đất, vàng, đỏ,...

Chất liệu tự nhiên này có ưu điểm thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe người sử dụng, hạn chế rác thải khó phân hủy ra môi trường. Điều này đã hấp dẫn các bạn trẻ tìm hiểu và học hỏi phương pháp. 

Bắt đầu từ việc giũ hồ, loại bỏ hồ. Đây là bước quan trọng quyết định vải có bắt màu nhuộm tốt hay không. Sự khác biệt giữa tấm vải công nghiệp và vải dệt thủ công truyền thống là ở đây.
Để dệt nên một tấm vải người ta cần ‘Hồ sợi vải’. Hồ là để cho sợi vải được dai, bền hơn, không bị xù, không bị đứt khi dệt. Để nhuộm màu vải, cần loại bỏ hồ trên tấm vải sau khi dệt xong để vải bám màu nhuộm. Như chị Thuận- Hoa Ban nói thì 10kg vải cần 2kg gạo để nấu bột hồ. Quá trình giũ, loại bỏ hồ giữa vải dệt công nghiệp và dệt thủ công truyền thống thấy có sự khác biệt rõ ràng. Ở vải công nghiệp, chúng mình phải vò vải kỹ một lượt cho ngấm nước rồi đem ngâm ngập vải trong nước từ 3-5 ngày. Mùi thì... ôi th ôi rồi. Mấy bạn Nhặt Lá khi đổ nước ngâm ra còn sợ có hóa chất độc hại gì ngấm vào đất, mình bảo hệ thống nước thải nhà mình xả ra vòng tròn chuối và khoai môn lọc nước rồi thì mới tạm yên tâm. Mình thấy 2 bạn còn đem luộc vải lại một lần nữa để yên tâm hồ được loại bỏ. Với vải dệt thủ công truyền thống, bạn chỉ cần đem luộc vải một lượt để loại bỏ hồ (vì là hồ gạo và ít hồ). Nói chung, ở khâu này thì vô cùng mất sức và mối lo độc hại với hồ từ vải dệt công nghiệp.
Nhớ phơi khô vải sau khi giũ hồđể chuẩn bị sang bước tiếp theo vô nhiều ... công thức hóa học. (Mà mình thì dốt hóa nên chỉ học theo kiểu cầm tay chỉ việc thôi).
Tiếp theo là hãm màu để tạo một liên kết bền vững của màu với sợi vải. Hãm với lá bạch đàn để tannin bám lên vải trước thành lớp thứ nhất. Hãm với lá dung để nhôm bám vào tannin thành lớp thứ hai. Rồi đem đi nhuộm thì màu sẽ bám tiếp thành lớp thứ ba.
Nghe nói bạn có thể dùng muối nhôm để cầm màu. Nhưng 2 bạn Nhặt lá đợt này lên rừng sẵn lá đã bỏ luôn muối nhôm và dùng lá bạch đàn và lá dung để cầm màu. Team Nhặt lá mãi mới quen được với việc chuyển từ lang thang nhặt từng cái lá bàng ở thành phốsang việc đi hái lá bẻ cành ở rừng ) Còn tớ, qua 2 bạn í tớ cũng mới biết lá dung (lá chè dung) có khả năng tự tổng hợp nhôm trong đất. Cũng mới biết chất tannin trong chè xanh khác với tannin trong lá bạch đàn (Tannin trong lá phải tồn tại dưới dạng tannic acid thì mới tạo phản ứng được).
Trước đây em dùng muối nhôm potassium aluminium sulphate KAl(SO4)2, có thể mua tại các cửa hàng hoá chất hoá học, giá khoảng 60.000/lọ 500gr. Cái này thì đủ an toàn dùng được cả trong các việc như muối dưa, nướng bánh vvv. nhưng không có nghĩa nó là lựa chọn vàng. Việc sử dụng qua lá dung thì tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn, không thúc đẩy việc phải sản xuất muối nhôm công nghiệp tiêu tốn năng lượng và thời gian. Trong khi lá dung nó thay mình đã có khả năng tự tổng hợp nhôm trong đất rồi. 
Đi hái lá về băm chặt. Nấu nước. Lọc lá lấy nước. Cho vải vào nước nấu nhỏ lửa, rồi ngâm đó. Mỗi lần hãm màu như thế lại một lần phơi. Eo ôi nghĩ lại vẫn thấy... mệt! Lưu ý hãm với lá bạch đàn trước, hãm lá dung sau. Đây là giải thích của Hương (kiểu dân chuyên hóa) vì sao phải làm thế?
Hãm với bạch đàn trước vì bạch đàn có chứa tannin. Trong lá dung thì có chứa nhôm, nhưng nhôm lại không có khả năng tạo liên kết đủ bền vững với vải nguồn gốc thực vật - cellulose fiber (lanh, bông) như đối với vải gốc động vật - protein fiber (lụa, len). Tannin lại có khả năng liên kết tốt với vải thực vật, nên phải làm theo thứ tự. 
Tiếp theo là tạo họa tiết trên vải nhuộm bằng cách buộc chỉ, hoặc kẹp gỗ. Nói chung là tạo ra những điểm để nước nhuộm không ngấm vào đó, giữ lại màu gốc của vải.
Mình cố kiên nhẫn ngồi nhìn thì thấy các bạn ấy buộc vải với những viên đất nung nhỏ bằng đầu ngón tay út (tới nay sẽ hiến tặng bạn í ít hạt bồ hòn hỏng, buộc cho nó tròn ^^). Buộc bằng những sợi chỉ dài khoảng .. 50cm. Thắt nút thế nào để vừa chặt không bị bung ra khi nhúng nước nhuộm màu, sau này vừa dễ tháo và tái sử dụng lại các sợi chỉ chứ đừng bỏ đi nhé. Dễ hơn là tạo họa tiết bằng các miếng gỗ vuông tròn tam giác các kiểu (nghe thì dễ nhưng các bạn gập vải mình cũng đã chịu không tưởng tượng được ra vì sao lại gập như thế để ... kẹp và càng không tưởng tượng được sau đó nó sẽ thành hình thù thế nào. Việc tạo họa tiết dứt khoát phải có con mắt mỹ thuật, trí tưởng tượng phong phú và quan trọng là kiên trì. Mình thiếu cả mấy thứ đó nên định buộc họa tiết lấy một vuông vải của riêng mình mà không xong ) Tuy việc này ngồi trong nhà mát buộc buộc nghịch nghịch nghe có vẻ cũng vui (1 ngày 8 tiếng làm hết sức không nổi 10 vuông vải), nhưng mình chọn làm những việc tay to: đi rừng leo núi, đào củ, hái lá bẻ cành, băm chặt, nhóm bếp thổi lửa, bốc bùn giũ bùn cho công đoạn quan trọng nhất dưới đây: NHUỘM VẢI.
Giờ đến bước nhuộm màu vải. Có 2 kỹ thuật là nhuộm lạnh (lên men cây lá nhuộm) và nhuộm nóng (nấu cây lá lấy nước nhuộm).
Hai loại cây lá được ưa dùng trong nhuộm màu truyền thống và khá bền màu là Củ nâu và Cây chàm. Nhuộm chàm truyền thống sử dụng kỹ thuật nhuộm lạnh. Cây chàm cắt về người ta đem ngâm nước rồi lọc hết xác, ủ nước đó để lên men trong một thời gian nhất định. Sau đó người ta nhúng - phơi rất nhiều lần (muốn đẹp, đều mầu, bền mầu có khi nhúng - phơi đến 20 lần). Nhuộm củ nâu thì chúng tớ nhuộm nóng. Củ nâu nhặt về băm ra bỏ nồi nấu kỹ, lọc kỹ lấy nước rồi cho vải nhuộm vào cho lửa nhỏ liu riu, hoặc ngâm đó tùy thời gian lâu mau sẽ cho ra các tông màu đậm nhạt khác nhau.
Các bước nhuộm màu. Ảnh: Nhặt lá đá ống bơ.
Đợt này tớ được nhuộm vỏ núc nác, lõi gỗ vang, lá sau sau, lá sắn dây, vỏ bàm bàm, củ nâu (chàm thì không được làm vì cần chuẩn bị lên men từ trước rồi). Thích nhất là đoạn đi bốc bùn, ngâm bùn, vò bùn và giũ bùn ^^ Nhìn vải chuyển màu sang các tông màu đen, xám... Nghe giải thích thì do bùn có sắt gì đó gây phản ứng gì đó (quên rồi). Mà đợt này bị lố một chút là bùn lâu năm quá và ngâm hơi quá đà nên chuyển màu rất nhanh, nhiều vải chỉ định để nó đậm màu nhuộm từ cây lá lên thôi cũng chuyển thành đen với xám cả.
Có vài lưu ý trong bước nhuộm màu (nhuộm nóng), lưu lại vào đây kẻo quên:
  • Cần lọc thật kỹ để bỏ hết bã, tạp chất, kể các các vụn nhỏ trong nước nhuộm. Nếu còn lẫn bã tạp sẽ có thể tạo ra những vết, mảng màu không mong muốn trên vải nhuộm.
  • Có thể thay đổi màu nhuộm bằng cách thay đổi độ pH (thêm tro bếp).
  • Cho từng vuông vải vào nước và đảm bảo vải nhuộm chìm toàn bộ trong nước (đoạn này nghe nói nhìn độ thấm nước của vải có thể biết được màu nhuộm bắt màu tốt hay không và bền màu không).
  • Nấu cây lá nhuộm nhiều lần để nhúng vải sẽ được các tông màu khác nhau.
  • Giũ đều vài khi lấy ra khỏi nước nhuộm và để ráo nước trước khi phơi. Phơi khô vải dưới bóng râm và lưu ý không để vải các màu khác nhau cạnh nhau.
Trải nghiệm 18 ngày ăn ngủ với 150 vuông vải nhuộm màu tự nhiên của tớ đấy. Lúc đầu thì không thể tưởng tượng được nhuộm vài tấm vải lại nhiều công đoạn đến thế, cứ nghĩ cầm mảnh vải nhúng vào nước màu là xong cơ ^^. Thử tính xem, riêng phơi 1 tấm vải đã ít nhất mất 4 lần phơi rồi. Nếu nhúng bùn nữa là 5 lần phơi đấy. Thế rồi nhóm lửa nấu nước, rồi trèo cây hái lá bẻ cành, cái khoản leo núi tìm củ nâu còn phải thuê người đi xa mới kiếm được. Ối trời! Nghĩ lại chẳng biết có dám làm lại nữa thôi ^^.
 

Sản phẩm nổi bật
Facebook
Videos
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây